- Số người online: 3
- Hôm nay: 1269
- Hôm qua: 1946
- Trong tháng: 7604
Thu mua phế liệu sắt thép , sắt vụn giá cao trên toàn quốc
Xã hội đã phân công, mỗi người một nghề một nghiệp, dù đó là công việc gì đi nữa miễn là không vi phạm pháp luật đều đáng được trân trọng. Nghề - mua bán, thu mua phế liệu cũng vậy, nhiều người nhọc nhằn mưu sinh nhưng cũng có nhiều người “phất lên” từ nó.
Cần phải luôn quan sát và nhặt nhạnh từng tý một. Đó là yêu cầu quan trọng mà người làm công việc này phải làm. Họ nhặt từng túi nilon, vỏ chai nhựa, bìa, giấy báo… Những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì nên phần lớn người làm nghề này đều là những chị em phụ nữ đã có gia đình, nhưng vì lý do nào đó mà chưa có công việc ổn định.
thu mua phe lieu
Thu mua phế liệu sắt khối lượng lớn
Trên các đường phố Hà Nội, trong các ngõ ngách đều có sự xuất hiện của những người làm nghề thu mua phế liệu giá cao. Họ đạp xe khắp mọi ngõ ngách, chở phía sau đủ thứ đồ cũ rích mà họ mua được. Người may mắn thì có “mối” khách quen ở các xóm trọ, trường học, gia đình… còn không thì phải đi “rao” từng nhà để thu mua phế liệu. Ngoài ra, họ cũng tự “tìm kiếm” các đồ đồng nát tại các bãi rác, thùng rác công cộng. Tại các khu trọ, số lượng người làm nghề mua bán đồng nát còn đông hơn nhiều. Bạn Tạ Ngọc Thế, thuê trọ ở đường Nguyễn Khang cho biết, cứ khoảng hơn 1 tiếng là có người rao mua đồng nát, người đi ngõ này, người sau lại đi ngõ khác. Ban đầu bọn em bán, nhưng sau thì gom lại những vỏ chai, lon nước cho các cô ý luôn. Có thể thấy, những người làm nghề này quan sát rất tốt, hễ thấy những thứ như vỏ chai, mảnh bìa là họ thu gom lại, tích lũy nhiều để bán. Theo chị Nguyễn Thị Tâm, một người hành nghề mua bán đồng nát, quê Nam Định, thì công việc của chị thường bắt đầu từ 5g30 sáng để đi bán bánh mỳ. Tầm 9g trở ra mới bắt đầu đi các ngõ ngách, khu trọ để thu mua đồng nát. Khi thì lại đến các xe rác để nhặt nhạnh từng thứ đồ có thể bán được. Chiều tối chị lại tiếp tục đi bán bánh mỳ. Vất vả là vậy, nhưng chị vẫn phải cố gắng làm bởi ở quê làm ruộng chỉ có 2 vụ. Khi hết mùa vụ thì không có việc mà làm nữa. Thu nhập từ việc làm ruộng không đảm bảo cho sinh hoạt gia đình nên chị lên TP làm thêm vào những lúc nông nhàn. Mỗi tháng, chị cũng kiếm được thêm vài triệu đồng trang trải cuộc sống. Thực tế, đã có rất nhiều đại gia phế liệu. Ban đầu, họ cũng đạp xe đi khắp phố phường để thu mua phế liệu. Cũng như có nhiều người xuất ngoại thu mua phế liệu giá cao về bán lại. Nhưng sau quen với công việc họ mở một cửa hàng chuyên thu mua phế liệu và thuê một mảnh đất nhỏ để làm nơi chứa hàng bởi kiếm được nhiều lợi nhuận từ công việc này. Hàng ngày, những người thu mua đồng nát khác lại đem phế liệu mà họ “gom” được tới bán. Tất nhiên, không phải ai cũng may mắn thành công trong nghề. Nhiều người buôn bán đồng nát cũng phải chấp nhận những rủi ro khi mà hàng ngày tiếp xúc với nhiều thứ đồ bỏ đi, không đảm bảo vệ sinh. Phải bới và nhặt nhạnh phế liệu từ các thùng rác công cộng, họ luôn bị những vi khuẩn, bệnh truyền nhiễm. Các căn bệnh ngoài da, sốt, bị côn trùng đốt… là điều họ phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ. Hiểm họa từ bệnh tật là vậy nhưng vẫn còn những nguy hiểm khác rập rình xung quanh họ, nhất là những phụ nữ. Buông lời trêu ghẹo, cợt nhả hay những hành động “quá trớn” của một số đàn ông cũng là mối lo ngại của những phụ nữ làm nghề đồng nát. Nhiều chị em không dám đi vào những con ngõ vắng vẻ, yên ắng. Một thực trạng nữa cũng rất đáng lo ngại, đó chính là việc những người mưu sinh bằng nghề này đều không có bảo hiểm, không có các hình thức đảm bảo an toàn, cũng như các phương tiện cần thiết bởi đây được coi là nghề tự do. Cho nên, những rủi ro mà công việc đem lại người lao động phải tự mình gánh chịu. Nhiều khi, cái rủi ro ấy còn kéo theo những rắc rối, hệ lụy không chỉ cho riêng người lao động mà ngay cả gia đình, người thân. Trao đổi với PV, ông Mạnh Hùng, nguyên Phó trưởng phòng Biên tập phim Đài truyền hình Việt Nam, cho biết, mỗi một nghề đều có những khó khăn, vất vả riêng. Nghề nào cũng vậy, nếu biết cách tính toán thì bao giờ cũng đạt được những thành công nhất định. Như nhân vật Ôsin trong bộ phim “Ôsin” của truyền hình Nhật Bản trước đây, từ một người giúp việc nhưng sau những cố gắng, nỗ lực của bản thân, người phụ nữ đó đã trở thành một doanh nhân giàu có. “Để có những thành công như vậy, chúng ta cần phải xác định bất kỳ công việc gì mưu sinh cũng đều là nghề. Và cần phải trân trọng điều đó”, ông Hùng nói thêm.
Xem thêm >>>>> Thu mua kệ sắt cũ , kệ kho công nghiệp giá cao tại tphcm
- Số người online: 3
- Hôm nay: 1269
- Hôm qua: 1946
- Trong tháng: 7604