0975.818.691
Việt nam xiết chặt nhập khẩu phế liệu nhựa

Việt nam xiết chặt nhập khẩu phế liệu nhựa

Thu mua phế liệu nhựa tràn lan, sử dụng vô tội vạ. Phế thải nhựa lại đang tồn hàng ngàn container ở cảng. Nhiều ý kiến cho rằng cần siết quản lý sử dụng nhựa và nhập phế thải nhựa.

                            

Việc siết nhập phế thải nhựa về VN làm nguyên liệu có thể làm tăng chi phí, đẩy giá thành nhựa lên. Nhưng nhiều ý kiến đồng tình.

Thu mua phế liệu nhựa thúc đẩy thu gom và tái chế

Chiều 2-4, ông Hoàng Văn Thức, phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), thông tin chi tiết bộ này đề xuất trong dự thảo nghị định sửa đổi các nghị định hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, quy định từ 1-1-2025 chỉ cho nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm nhựa có giá trị cao, không cho nhập phế liệu về sản xuất các sản phẩm trung gian như hạt nhựa hay bột giấy nữa. 
Dự thảo nghị định cũng yêu cầu doanh nghiệp chỉ được nhập 70% phế liệu nguyên liệu, 30% phải thu gom, tái chế, tái sử dụng phế liệu trong nước.
Trước mắt, để kiểm soát chặt việc nhập khẩu phế liệu, ông Thức cho biết Bộ TN-MT đã phối hợp rà soát, sửa đổi và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành danh mục các loại phế liệu được nhập khẩu về làm nguyên liệu sản xuất, trong đó đã giảm đi 13 loại phế liệu được nhập, loại bỏ hẳn những phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

                     

Doanh nghiệp việt nam không thích tái chế nhựa trong nước

Điều đáng nói là nhiều doanh nghiệp nhựa thích nhập khẩu thay vì thu gom, tái chế phế thải nhựa trong nước. 

Chỉ tính riêng giai đoạn 2013-2017, đại diện Hiệp hội Nhựa VN (VPA) cho hay ngành nhựa đã nhập khẩu nhựa tái chế trung bình 91.400 tấn/năm, đứng vị trí thứ 4 trong 10 nước ASEAN. 

Ông L.V. - giám đốc Công ty nhựa T.L (Q.9) - cho biết giá thành thành phẩm nguyên liệu nhựa tái chế sau khi được nhập khẩu để tái chế luôn có chi phí thấp hơn hạt nhựa nguyên sinh cùng loại. Mức cách biệt này từ 25-30%, thậm chí là 40%.

Các doanh nghiệp tái chế không cạnh tranh mua phế liệu nhựa trong nước được với làng nghề vì các hộ gia đình tái chế ngay tại nhà không tốn kém nhiều chi phí như doanh nghiệp, chi phí lao động thấp. 

 

Nhiều doanh nghiệp cũng không muốn mua nhựa từ làng nghề vì cho rằng kém chất lượng. Vì vậy, họ vẫn có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu nhựa đã phân loại riêng, không bị pha trộn.

Cũng theo VPA, hiện có khoảng 20 doanh nghiệp trong ngành nhựa đầu tư nhà máy để sản xuất ra sản phẩm trung gian từ phế liệu nhựa nhập khẩu (tức hạt nhựa hoặc sản phẩm nhựa tái chế thương phẩm), mức đầu tư trung bình 100-200 tỉ đồng/nhà máy/doanh nghiệp.

Với thời hạn đến hết năm 2024 sẽ ngưng cho nhập khẩu loại nguyên liệu này, đại diện VPA cho rằng "là khoảng thời gian phù hợp để các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Trước đó thông tư ban hành của Bộ TN-MT theo hướng là cấm nhập hẳn".

Tuy nhiên, đại diện VPA cũng lo ngại việc không chủ động về nguồn nguyên liệu, nay lại không có điều kiện để sử dụng nguồn nguyên liệu nhựa tái sinh, lâu dài ngành nhựa VN mất lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp nhựa có thương hiệu sẽ dần thuộc về các tập đoàn đa quốc gia.

                   

Không hạn chế rác nhựa phế liệu còn chàn lan

GS.TS Đặng Kim Chi (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN) cho rằng việc đưa vào lộ trình từ ngày 1-1-2025 chỉ cho phép nhập phế liệu làm sản phẩm có giá trị thương mại cao và doanh nghiệp chỉ được nhập 70% phế liệu nguyên liệu, còn 30% phải tiến hành thu gom, tái chế phế liệu trong nước là hoàn toàn phù hợp. 

"Nếu không có giải pháp trên, rất có thể nước ta sẽ trở thành nơi chứa đủ loại phế liệu của các nước khác" - bà Chi khẳng định.